Ở bất kì thị trường nào, việc tăng giá của một sản phẩm/dịch vụ đều bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa cung và cầu. Trong thị trường Cryptocurrency cũng không ngoại lệ, những đồng coin có khả năng tạo nhu cầu sở hữu lớn thì sẽ tạo sự tăng giá tốt. Nhưng đối với thị trường Crypto, nhu cầu có thể là ảo hoặc thật. Hiểu rõ lý do tăng giá của các đồng coin, sẽ giúp chúng ta có những nhịp ra vào đúng thời điểm để tối ưu lợi nhuận. Cùng phân tích sâu hơn về những yếu tố này.

Mùa Uptrend của Bitcoin

Yếu tố đầu tiên khiến các đồng coin tăng giá đó là khi thị trường vào mùa Uptrend của Bitcoin (BTC). Bitcoin thường chiếm khoảng 45% vốn hóa tổng thị trường. Vì thế khi BTC tăng giá, vốn hóa thị trường sẽ tăng, và tất nhiên dòng tiền cũng sẽ đồ về các đồng coin khác khiến nó cũng tăng giá theo. Khi thị trường vào mùa uptrend, thì hầu hết các đồng coin nào cũng sẽ tăng giá.

Dấu hiệu nhận biết: xét theo lịch sử giá, Bitcoin (BTC) lập đỉnh mới vào các năm 2013, 2017, 2021. Thị trường tăng mạnh trong khoảng 6 tháng. Nếu xét theo chu kì, có thể dự đoán rằng BTC sẽ lập đỉnh mới vào năm 2025.

Khuyến nghị: Đừng quá say theo con sóng tăng của BTC, cần tỉnh táo nhận ra BTC sắp kết thúc chu kì để thoát các đồng coin đang nắm giữ.

BTC uptrend kéo theo các đồng coin tăng giá
BTC uptrend kéo theo các đồng coin tăng giá

Có hệ sinh thái riêng

Đây có thể xem là yếu tố tăng giá bền vững nhất trong giai đoạn hiện tại của thị trường Crypto. Bởi vì đây là yếu tố tăng giá dựa trên nền tảng nhu cầu thật. Các Blockchain nền tảng có hệ sinh thái riêng thường sẽ thu hút dòng tiền vào hệ sinh thái. Điển hình nhất trong yếu tố tăng giá này, phải kể đến các đồng coin có nền tảng hệ sinh thái DEFI (Decentralized Finance), như là Ethereum (ETH), Binance (BNB), TRON (TRX), Solana (SOL), Avalanche (AVAX), … Dòng tiền đổ vào hệ sinh thái càng nhiều, chứng tỏ những ưu điểm của Blockchain nền tảng, làm tăng giá trị đồng coin gốc của nó.

Bên cạnh đó, các Dapp vận hành trên các hệ sinh thái DEFI cần đồng coin gốc trong mỗi ví của người dùng, để làm phí giao dịch. Điều này làm cho nhu cầu sở hữu những đồng coin nền tảng này sẽ tăng cao, giúp tăng giá.

Dấu hiệu nhận biết: Để biết rõ tiềm năng của 1 dự án Blockchain nền tảng, chúng ta cần 1 chút kỹ năng research (nghiên cứu). Một số tiêu chí có thể nhận ra: dự án có phục vụ cho 1 xu hướng mới và khắc phục những tồn đọng của các thế hệ Blockchain trước không? Dự án được các Quỹ đầu tư lớn hậu thuẫn; …

Khuyến nghị: Không nên vào lúc dự án đã tăng mạnh và được các cộng đồng đẩy (shill) mạnh. Nên chốt lời theo từng giai đoạn.

Tìm hiểu thêm: Các hệ sinh thái Blockchain nền tảng

Nhu cầu sở hữu và nắm giữ đồng coin đó

Các dự án với Token riêng của mình, Nhà phát triển thường tạo ra những chiến lược để người dùng lưu trữ và giữ các coin/token dự án. Việc lưu trữ này sẽ mang lại một lợi ích, hay mức lợi nhuận cụ thể cho người nắm giữ. Có thể kể đến các hình thức Stacking, Yield Farming, Lending/Borrow,… . Hay nói ở một góc độ khác, việc tăng giá sẽ được hình thành khi làm giảm thiểu nhu cầu bán đồng coin từ những nhà đầu tư.

Danh tiếng của 1 đồng coin

Danh tiếng ở đây thường là những đồng coin đã xuất hiện và tồn tại lâu đời, có vị thế nhất định trong thị trường. Tiêu biểu như là: Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Binance (BNB), … Nhà đầu tư cũng sẽ ưu tiên bỏ vốn vào những đồng coin có vị thế cao trong thị trường. Chính vì thế khi tổng vốn hóa thị trường tăng mạnh, thì những đồng coin có “danh tiếng” sẽ tăng trước.

Hiệu ứng FOMO

Đây có lẽ là yếu tố phổ biến nhất để đẩy giá của các đồng coin tăng mạnh. FOMO (Fear Of Missing Out) là một trạng thái tâm lý sợ mất đi một thứ gì đó. Cụ thể ở hình thức này sẽ có một nhóm hay cộng đồng nói rất nhiều về 1 đồng coin nào đó, làm cho nhiều người nhảy vào mua khi không muốn mình là người ngoài cuộc, khiến đồng coin tăng giá một cách bất thường.

Trạng thái tâm lý FOMO
Trạng thái tâm lý FOMO

Dấu hiệu nhận biết: Nhiều cộng đồng đẩy tin, ai ai cũng nói về đồng coin đó. Có những cơn sóng bất thường về giá; tăng liên tục.

Khuyến nghị: Nên “đu” theo con sóng FOMO và nhảy ra trong khoảng 3 nhịp tăng của sóng ngày. Không giữ quan niệm “HOLD to die” với những đồng coin dạng này.

“Cá mập” muốn tăng giá

Trong yếu tố này, một nhóm các quỹ lớn trong thị trường sẽ bỏ tiền vào để bơm giá một đồng coin nào đó. Điều này sẽ cuốn nhà đầu tư nhỏ lẻ bay vào để “đu” những con sóng mạnh này. Sau đó những chú “cá mập” này sẽ chốt lời và “nuốt chửng” những đàn “cá con”.

Với một thị trường vốn hóa còn khá thấp như Crypto, thì việc bị thao túng giá là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là đối với những đồng coin có vốn hóa thấp trong thị trường thì việc bị “bơm” giá còn dễ dàng hơn nữa.

Dấu hiệu nhận biết: Tạo ra những tin tức xấu nhằm đẩy thị trường đi xuống. Sau đó liên tục đẩy những tin tức tốt trong thị trường. Thường diễn ra với các đồng coin top.

Khuyến nghị: Có tin xấu thì nên cân nhắc mua, chờ tin tốt từ “cá mập”. Chỉ đúng với những đồng coin top, có vốn hóa lớn. Đối với những đồng coin có vốn hóa thấp, việc đẩy sẽ được phân loại là tạo FOMO.

Elon Musk Tweets

Đây có lẽ là yếu tố vui, khi tác giả muốn đề cập đến những dòng trạng thái trên Twitter của Elon Musk vào năm 2021 về Bitcoin và DOGEcoin. Khiến cho giá của những đồng này tăng chóng mặt. Mở rộng ra hơn, đó chính là những “chiêu trò” PR của những KOLs, Influencers nhằm tạo hiệu ứng FOMO trong thị trường.

Anh Musk nhiều ẩn ý quá
Anh Musk nhiều ẩn ý quá

Như vậy có thể thấy ở trên việc tăng giá của các đồng coin sẽ xuất phát từ nhu cầu sở hữu. Nhu cầu sở hữu có thể xuất phát từ giá trị thật, hoặc được một nhóm người tạo ra. Với vị trí là một nhà đầu tư nhỏ lẻ trong thị trường, chúng ta không phủ nhận cũng như tiêu cực với bất kì yếu tố nào. Nhưng nếu hiểu và nhận ra được những lý do tăng giá, chúng ta sẽ có những chiến lược đầu tư một cách phù hợp.

Tham gia cộng đồng izyCrypto

Avatar photo
About Author

izyCrypto

Mang đến những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu cho cộng đồng các nhà đầu tư Crypto. Với cách chia sẻ đơn giản, bình dân, dễ hiểu nhất có thể.