Ví tiền điện tử (Cryptocurrency) là gì?

Ví tiền điện tử là gì? Cũng giống như nhiều ví điện tử được phát hành để lưu trữ đồng VNĐ hiện nay như: MOMO, Zalopay, MOCA, YOLO, … Thì trong thị trường Cryptocurrency cũng có các ví để lưu trữ các đồng Coin và Token khác nhau.

Ví tiền mã hóa (Cryptocurrency Wallet) không chỉ là nơi lưu trữ các Coin và Token, nó còn là nơi ghi nhận lại các lịch sử giao dịch. Mỗi ví sẽ có những địa chỉ khác nhau để định danh, và lưu trữ những đồng Coin hay Token khác nhau.

Ví tiền điện tử là gì?
Ví tiền điện tử là gì?

Các loại Ví tiền điện tử (Ví Crypto/Ví Blockchain)

Để dễ hiểu mình sẽ phân Ví Cryptocurrency ra làm 2 loại cơ bản như sau:

Ví nóng

Ví nóng là các Ví được lưu trữ online, cần có kết nối internet để tra cứu thông tin và giao dịch. Ở sơ đồ trên, tất cả ví Cryptocurrency được đề cập đều là Ví nóng. Trong ví nóng này chúng ta sẽ phân ra làm 2 loại ví nữa:

Ví trên các sàn giao dịch tập trung (Sàn CEX)

Để giao dịch các đồng Coin, chúng ta cần đăng ký tài khoản trên các sàn giao dịch. Tương ứng với các đồng Coin khác nhau, chúng ta sẽ được cấp phát những địa chỉ ví khác nhau.

Như sơ đồ ở trên, chúng ta có thể thấy có các ví trên các sàn giao dịch như là ví P2P (dùng để lưu trữ các đồng Coin được mua từ tiền bản địa). Mỗi sàn sẽ có nhiều dạng ví khác nhau cho các mục đích giao dịch khác nhau. Ví dụ như sàn Binance ngoài ví P2P (Funding) sẽ có các ví Giao ngay (Spot) cho việc giao dịch mua bán tất cả các đồng được niêm yết trên sàn. Hay ví Futures cho các giao dịch hợp đồng tương lai với đòn bẩy lớn. Và còn nhiều tên gọi khác nhau tùy theo các sàn giao dịch.

Như vậy có thể thấy rằng việc lưu trữ trên các ví này phù hợp khi bạn lướt sóng (đầu tư ngắn hạn) các đồng Coin, vì khả năng mua bán nhanh trên các sàn giao dịch. Các sàn giao dịch top nhất hiện nay có thể kể đến: Binance, Huobi, Coinbase, Kucoin, …

Ví phần mềm (Software Wallet)

Ví phần mềm trên điện thoại/máy tính. Các ví này đóng vai trò hiển thị và truy xuất tài sản của bạn trên nền tảng Blockchain của tài sản đó. Nó được quản lý trực tiếp bởi người dùng, không thông qua bên thứ 3 như ví trên các sàn giao dịch. Tài sản của bạn sẽ được lưu trữ trên mạng lưới Blockchain, và được phân tán khắp nơi ở các nodes của mạng lưới. Để truy cập được tài sản này bạn sẽ dùng khóa bảo mật, thường ở dạng 12 hoặc 24 cụm từ hoặc 1 dãy các chữ và số phức tạp.

Các khóa bảo mật là chìa khóa duy nhất để mở được các ví, nên nếu không lưu trữ những khóa này cẩn thận, thì bạn sẽ mất vĩnh viễn các tài sản của mình.

Các Ví phần mềm sẽ có những cách quản lý và hiển thị các tài sản khác nhau, tùy theo mạng lưới Blockchain nền tảng. Vì thế khi Gửi/Nhận các đồng Coin/Token, bạn cần lưu ý mạng lưới nền tảng của nó (ERC20, BSC, TRC20, …), để tránh thao tác sai, làm mất đi tài sản của mình.

Giao diện Ví phần mềm Metamask

Một số ví phần mềm thông dụng hiện nay: MEW Wallet, Trust Wallet, Metamask, Exodus, Coinomi, TronLink, … Trong tài liệu này mình sẽ nói nhiều về 2 ví Trust và Metamask, vì khả năng hỗ trợ đa nền tảng tốt.

So sánh Ví trên sàn giao dịch và Ví phần mềm

Ví trên các sàn giao dịchVí phần mềm
Bản chấtVí nằm trên các nền tảng giao dịch, chịu sự quản lý của các sàn giao dịch.Tự cá nhân quản lý thông qua khóa bảo mật và được truy xuất và hiển thị trên các app điện thoại.
Tài khoảnBạn cần đăng ký và xác thực định danh trên sàn.Bạn không cần phải đăng ký tài khoản trên Ví. Mọi thông tin để định danh đó chính là địa chỉ ví của bạn.
Bảo mậtLà mật khẩu tài khoản và các lớp bảo mật (Email, SMS, Auth, …).Là các private key (có thể là 12 hoặc 24 cụm từ).
Mục đích sử dụngPhù hợp lưu trữ các Coin/Token cho việc giao dịch nhanh, lướt sóng.Thích hợp với các đồng Coin lưu trữ dài hạn (đầu tư dài hạn) hoặc cho các giao dịch Phi tập trung.
Rủi roTài khoản quản lý các ví có vấn đề có thể nhờ sàn hỗ trợ. Nhưng ngược lại vì phụ thuộc vào bên thứ 3 nên có thể bị hack, khóa tài khoản hoặc sàn ngưng giao dịch.Bảo mật cao hơn. Nhưng tài sản sẽ mất vĩnh viễn khi bị quên hoặc bị đánh cắp các Private Key. Cũng có thể bị hack nếu thực hiện các giao dịch không đúng cách.

Ví lạnh

Ví lạnh là các ví được lưu trữ ở những thiết bị không có kết nối internet. Điều này giúp tăng tính bảo mật tránh bị hack ví. Ví lạnh có 2 loại:

  • Ví giấy (Paper Wallet): là một dạng ví trữ lạnh, đúng như tên gọi của nó thì ví giấy Bitcoin là một tờ giấy, trên đó có in Private key, thông tin địa chỉ ví BTC và mã QR-code của bạn để sử dụng khi cần. Ưu điểm của ví giấy là không cần kết nối với Internet vẫn có thể giao dịch bình thường nên tránh được các mối nguy hại từ hacker, nhưng nhược điểm là dễ rách, nát và nếu mất bạn sẽ không thể lấy lại được tiền của mình.
  • Ví phần cứng (Hardware Wallet): ví này có dạng như những chiếc USB. Nó được lưu trữ tách dời hoàn toàn với môi trường internet, khi nào bạn muốn giao dịch thì có thể kết nối ví lạnh với máy tính thông qua cổng USB.
Ví lạnh

Trên đây là bài viết về các loại Ví tiền điện tử hay còn gọi là Ví Crypto, Ví Blockchain. Ở những bài tiếp theo chúng ta sẽ đi chi tiết hơn về cách tạo Ví phần mềm (Software Wallet), với 2 loại Ví thông dụng nhất hiện nay là Ví Trust và Ví Metamask.

Avatar photo
About Author

izyCrypto

Mang đến những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu cho cộng đồng các nhà đầu tư Crypto. Với cách chia sẻ đơn giản, bình dân, dễ hiểu nhất có thể.